Bạn Đã Học Ielts Đúng Phương Pháp Chưa?
Một lần nhận được chia sẻ từ một học viên cũ đã học với tôi cách đây 5 năm, cô ấy dự định học lại để trau dồi thêm vốn tiếng Anh, khi đó cô ấy đã có TOEIC 700 và đang làm cho một công ty của Nhật. “Mỗi ngày em đều sử dụng tiếng Anh để nói chuyện và gởi mail, nhưng quanh đi quẩn lại vẫn chừng ấy nội dung chứ bản thân không hề tiến bộ, nên em tính học tiếp chương trình IELTS để nâng cao mà không có nhiều thời gian.” Tôi hỏi “Tại sao em lại cho rằng việc học IELTS sẽ giúp em cải thiện?” “Vì nó dạy 4 kỹ năng.” Không hẳn phải là 4 skills thì sẽ khá hơn 2.
Đối tượng mà TOEIC, IELTS, và TOEFL nhắm tới là hoàn toàn khác nhau nên cách tiếp cận cũng không giống nhau. Kiến thức TOEIC chỉ bó hẹp trong phạm vi làm việc (business English), trong khi IELTS, nếu đem so sánh với đối trọng còn lại là TOEFL tư duy theo kiểu dàn trải (extensive study), thì IELTS đối tượng xã hội rộng hơn, nội dung ra đề tập trung hơn (intensive study). Nói như vậy, nếu cô học viên có đi học lại thì vẫn được xem là người mới bắt đầu học Ielts (beginner) dù đã có một ít vốn liếng trước đó. Trước tiên chúng ta hãy cùng làm rõ một vài khái niệm cơ bản.
- General Module: phần lớn dành cho đối tượng làm việc và định cư nước ngoài
- Academic Module: chủ yếu nhắm vào du học sinh
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là phần Writing Task 1. Bạn được yêu cầu báo cáo (report) thông tin có sẵn từ graphs và charts – Academic Module, trong khi General Module bạn sẽ phải viết một lá thư miêu tả, phàn nàn, cảm ơn, …(Cấu trúc chi tiết 4 kỹ năng sẽ xuất hiện trong một bài chia sẻ khác)
Đây là qui trình chuẩn mực cho người mới bắt đầu học ielts (không dành cho bạn nào đang đốt cháy giai đoạn hay tham gia các khóa luyện cấp tốc)
+ PRE-COURSES: lớp xây dựng kiến thức nền tảng
+ IELTS EXAM: hệ thống kiến thức đã học, tránh bẫy (trap), và chia sẻ mẹo vặt (tip)
+ PRACTICE SESSION: lớp giải đề, học viên quen với đề thi mẫu đa dạng chủ đề
Trong giới hạn bài biết dành cho người mới bắt đầu học ielts, tôi chỉ đề cập đến PRE-COURSES. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên dành thời gian trong vòng 1 năm để có được nền tảng vững chắc. Nhiều bạn tự tin mình đã có một chất giọng tốt (voice) hay khả năng diễn đạt lưu loát (fluency) mà bỏ qua giai đoạn này. Vấn đề ở chỗ bạn có thích nghi với luồng kiến thức (a body of language) học thuật mới hay không?
A. TỔNG QUÁT:
Thứ nhất, dể đảm bảo tính khách quan (objectivity) ngôn ngữ học thuật thường dài dòng (wordy), luộm thuộm (lengthy) khiến bạn không quen. Lấy “I think that….” làm ví dụ. Cụm từ này dường như trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người kể cả khi nói và viết thì nay bạn phải thay đổi nó dưới nhiều dạng khác nhau. (lưu ý các bạn mới là lặp từ trong IELTS bất kể ở skill nào cũng bị trừ điểm.)
- I think that
- I strongly believe that
- As far as I am concerned that
- It is an unquestioned principle that
- From my point of view,
- In my viewpoint, ………
B. Ba giai đoạn tiếp cận dành cho người mới bắt đầu học ielts.
Thứ hai, xuất phát từ lý do trong phần Tổng quát, là sự trưởng thành của người học nên đi theo một mô típ chung
RECEPTIVE → PRODUCTIVE → INTENSIVE
Tôi tạm gọi người học là X, và kiến thức IELTS là Y và phân chia PRE-COURSES thành 3 giai đoạn nhỏ.
GIAI ĐOẠN 1: X = Y
Bạn mới bắt đầu học ielts, đang ở giai đoạn RECEPTIVE. Có thể hiểu nôm na là bạn cố gắng học và biết rất nhiều từ vựng và cấu trúc nhưng chưa biết làm thế nào sử dụng chính xác. Người học phần lớn tiếp thu một cách bị động (passive learner), đó là lý do tôi sử dụng dấu “=” để chỉ mối tương quan giữa hai thực thể. Nhưng để nói là thụ động thì cũng chưa chính xác bởi bạn đang học nghĩa từ vựng theo tình huống (situational meanings) và mức độ nặng nhẹ của từ (intensity). Nếu bạn vẫn cho rằng VITAL = IMPORTANT, RISKY = DANGEROUS thì chắc chắn bạn đang trong hoàn cảnh này.
** Lời khuyên: bạn mới bắt đầu học ielts, không nên học quá nhiều mà phải quan sát nhiều, học cách để đưa từ vựng vào trong từng tình huống cuộc sống một cách cơ bản nhất.
- NGHE: mới bắt đầu học ielts tập trung phần 1 (miêu tả số và dữ liệu), nghe nhiều đoạn trích hơn là một bài nghe hoàn chỉnh
- NÓI: tập trung phần1(câu hỏi tổng quát), tập phản xạ nhanh và chính xác với wh-questions, thu âm giọng nói để nghe lại và sửa lỗi
- ĐỌC: tập trung các đoạn trích theo từng kỹ năng (matching, gap fill-in, true-false, …)
- VIẾT: khoan hãy tiếp xúc phần1(charts and graphs) mà nên học những cấu trúc câu cơ bản cho writing đặc biệt các biến thể của Although và Because cũng như biến đổi câu cơ bản trong so sánh (bằng, hơn, kém).
2. GIAI ĐOẠN 2: X + Y
Bạn đang ở giai đoạn PERCEPTIVE. Đến lúc này bạn mới thật sự đưa những gì mình đã học vào ngữ cảnh một cách hiệu quả. Dấu “+” là chỉ mối quan hệ cộng hưởng, bạn nên han chế việc sử dụng từ điển để tra từ vì hầu hết trường hợp đều thất bại bởi tính đa nghĩa hay nhiều thuật ngữ chuyên ngành bạn chưa từng gặp trước đo mà từ điển cũng không đề cập.
** Lời khuyên: tập trung kết hợp từ vựng với ngữ pháp, đa dạng hóa cấu trúc và biến đổi câu không đổi nghĩa
- NGHE: tập trung phần 2 và 3 (hội thoại), nghe và liệt kê những cụm từ thường gặp trong listening như giới từ chỉ phương hướng hay thuật ngữ định hướng (the first thing, next, it is widly accepted that, ….)
- NÓI: tập trung phần 2, tự giả lập tình huống để trình bày và thu âm giọng nói
- ĐỌC: bắt đầu tiếp xúc với bài đọc hoàn chỉnh, tập thói quen làm bài đúng 20’ cho 1 reading
- VIẾT: tập trung từ vựng cho phần 1cho từng loại charts và graphs khác nhau (bar, line, pie charts, table và process report). Phần 2 học cách viết outline hoàn chỉnh cho bài essay.
3. GIAI ĐOẠN 3: X → Y
Bạn đang ở giai đoạn INTENSIVE. Tất cả những gì bạn cần làm là tập trung phát huy những gì đã học. Bạn nên bảo lưu những cách nói và viết thậm chí nội dung cho đến khi giải đề và đi thi chính thức chẳng hạn như bạn thân của tôi là Dung, bộ phim tôi thích xem là Batman, hay quyển sách tôi thích đọc là Gone with the wind, …..
** Lời khuyên: không nên đọc nhiều bài mẫu, chỉ lấy ý và sáng tạo riêng cho bản thân
- NGHE: tập trung phần 4 (lecture)
- NÓI: tập trung phần 3 đặc biệt 3 dạng câu hỏi Do you think?, How do you think…? và In what ways…..?
- ĐỌC: cố gắng hoàn tất mỗi câu hỏi một bài reading từ 45’ đến 1’30
- VIẾT: hiểu và sử dụng đúng bốn loại câu Simple, Compound, Complex, Compound-Complex cũng như hai loại liên từ là Coordinating (liên từ kết hợp) và Subordinating (liên từ phụ thuộc)
Vấn đề đặt ra: Bạn mới bắt đầu học ielts hay đã học lâu rồi? Phương pháp học Ielts của bạn là gì? Bạn có gặp khó khăn gì với phương pháp ấy? Hãy mạnh dạn chia sẻ để tôi gỡ rối tơ lòng cùng bạn nhé.
Xem thêm :
Những điều cần chuẩn bị trước khi học ielts"
Võ Minh Sử – Sáng lập Homeschooling English Center.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét