IELTS WRITING – NHỮNG GIỚI HẠN KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!
Những giới hạn trong chương trình thi IELTS là có thật. Giới hạn dễ nhận thấy nhất là hướng đối tượng. Cụ thể, mỗi một bằng cấp chúng ta đang theo học lại mang tính cục bộ rất cao: TOEFL dành riêng cho khu vực Bắc Mỹ, IELTS đang bị thao túng bởi Anh (British Council) và Úc (IDP), TOEIC lại là hình mẫu cho giới văn phòng. Trong quá trình hội nhập, việc thương mại hóa tất cả các bằng cấp quốc tế là có lợi vì hướng đối tương rộng rãi hơn, bạn học bằng nào cũng được tùy vào khả năng bản thân và cũng là khả năng chuyển đổi điểm. Nói vậy để biết là mỗi một bằng cấp chuyên môn đều có một hoặc nhiều tiêu chuẩn đặt ra buộc người học phải theo.
Trong suốt quá trình công tác, tôi nhận ra một điều là học viên mình rất ít khi đọc và tìm hiểu về những qui định về chương trình cũng như cách chấm điểm (sẽ bàn ở một bài chia sẻ khác). Tại sao? Đơn giản là họ suy nghĩ chỉ cần học tốt thì sẽ thi tốt. Bạn nói như vậy chẳng khác nào ám chỉ ai học giỏi cũng đều dạy giỏi! GIỚI HẠN trong IELTS WRITING mà tôi muốn nói là ranh giới mà lúc đó bạn nên biết lúc nào nên dừng bút (when to stop) cho dù bạn có thật sự muốn viết thêm thì cũng vô ích (make no sense). Dù bạn mới bắt đầu học Ielts, hay theo học được một thời gian rồi, thì việc hiểu rõ giới hạn này sẽ giúp các bạn viết bài task 1, task 2 một cách hiệu quả và lấy được điểm tối đa từ các giám khảo khó tính!
GIỚI HẠN VẬT LÝ TRONG IELTS WRITING
Những bạn mới bắt đầu cần thiết phải nắm vững những giới hạn vật lý cho cả TASK 1 và TASK 2 được thể hiện thông qua qui định về số lượng từ và thời gian làm bài
TASK 1: 150 từ – 20 phút
TASK 2: 250 từ – 40 phút
Theo qui ước quốc tế về việc làm nghiên cứu cho phép 10% cả giới hạn trên và dưới nhưng riêng IELTS thì thà viết thừa còn hơn thiếu (chắc chắn bị trừ điểm)
2. GIỚI HẠN NGÔN NGỮ TRONG IELTS WRITING
Điều tối kỵ trong giới hạn này là viết những gì mình thích, mình tự cho là quan trọng. Yếu tố duy nhất giúp chúng đặt ra ranh giới rõ ràng giữa TASK 1 và TASK 2 là nghệ thuật sử dụng ngôn từ (use of language)
TASK 1: descriptive (hay Reporting style)
TASK 2: expressive
Nghe có vẻ hơi học thuật đúng không? Nói đơn giản một chút là để biết ngưỡng ngôn ngữ nào ta nên sử dụng bạn phải dựa trên giọng điệu và khả năng lựa chọn, chắc lọc từ ngữ (tone and register).
Trong TASK 1 ngôn ngữ dừng lại ở việc miêu tả, thấy gì báo cáo đó không thêm không bớt, không đưa ra bình luận hay ý kiến cá nhân.
Thông qua sơ đồ, bạn dễ dàng nhận ra thông tin nổi bật (noticeable feature) là tỉ lệ hút thuốc ở phụ nữ có khuynh hướng tăng khi về già (The overall trend is upward). Thay vì dẫn chứng bằng số liệu bạn lại đưa ra quan điểm cá nhân cho rằng có lẽ họ có nhiều nỗi buốn phiền vì con cháu nên trong lòng không vui. Vui hay không không phải là vấn đề của bạn, tôi chỉ biết bạn bị trừ điểm rất nặng với lập luận trên, dùng con số để chứng minh cho câu nói trên. Cho nên, tuyệt đối nói KHÔNG với những cụm từ: I feel that, my own feeling is that, as I have written that, …
TASK 2, ngược lại yêu cầu chúng ta đưa ra luận điểm và dẫn chứng nên khó tránh khỏi quan điểm cá nhân và sự biểu cảm: it is widely believed that, I would dispute this, however, to return to my original idea, …
3. GIỚI HẠN CHỦNG LOẠI IELTS WRITING
Chủng loại mà tôi muốn nói đến là giới hạn các loại sơ đồ (graphs and charts) trong TASK 1 và bài luận (essay) trong TASK 2. Bên cạnh giới hạn chung cho cả 2 phần, bản thân TASK 1 và TASK 2 cũng tồn tại những qui định cục bộ.
Các loại hình quen thuộc trong TASK 1:
- Bar chart/graph
- Line graph
- Pie chart
- Flow chart
- Diagram (process report)
- Table
Để dễ tiếp cận, IELTS phân chia chúng làm hai loại:
- Static charts: số liệu không thay đổi theo thời gian. Đại biểu điển hình là bar graph và pie chart
- Dynamic charts: số liệu thay đổi theo thời gian. Đại biểu điển hình là line graph và flow chart
Nếu xét từ phía yêu cầu đề bài, sự phân loại sẽ chia theo một hướng khác:
Time graph: trục ngang (horizontal axis) thể hiện biểu thời gian (time frame), bạn chỉ được phép miêu tả sự thay đổi theo thời gian: rose, fell, stay constant, shot up, ….
Comparison graph: trục ngang biểu thị các đối tượng so sánh (countries or different age groups), bạn cần so sánh các đối tượng với nhau: more than, as much as, the same amount,….
Các chủ đề quen thuộc trong TASK 2:
Nếu bạn chưa từng nghĩ là có bao nhiêu loại essay trong TASK 2, thì đây chính là cách giúp bạn nhóm chúng lại với nhau cho dễ học:
Discussion: problem-solution và cause-effect
Proposal: agree-disagree
Argumentative: advantage-disadvantage
Tại sao cần phải nhóm chúng lại? Mỗi loại essay sẽ có bố cục và ngôn ngữ khác biệt, việc phân loại sẽ giúp bạn (đặc biệt là những bạn mới bắt đầu) dễ hình dung và phân tích một cách có phương pháp và chiên lược (bố cục của từng loại cụ thể sẽ được nói đến trong bài chia sẻ tiếp theo).
Trên đây là những chia sẻ về những GIỚI HẠN thường thấy trong IELTS WRITING. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy chúng bổ ích, chí ít cũng giúp bạn nhận ra bài mình đang viết có đi đang đi đúng hướng theo yêu cầu đề ra.
Võ Minh Sử – Chủ sáng lập Homeschooling English Center
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét