IELTS READING – KỸ THUẬT ĐỌC LƯỚT
Nếu như ở bài chia sẻ lần trước trong IELTS Reading tập trung những thông tin cần thiết cho Speed Reading thì ở bài chia sẻ lần này chúng ta lại tiếp tục bàn về nó nhưng ở một mức độ cụ thể hơn về khả năng xử lý trong nhiều tình huống. Thay vì phải chia ra Skimming và Scanning độc lập thì tôi lại gộp chung bởi như bạn biết thời lượng dành cho việc đọc lướt là không nhiều nên việc phân chia có đôi chút nhập nhằng và không khớp với thực tế sử dụng. Cho nên các bạn cũng đừng quá bận tâm vào tính chi li miễn sao các bạn cảm thấy nó hợp lý và tiện ích khi sử dụng. Sau đây tôi sẽ chia sẻ vơi các bạn một cách cụ thể về kỹ thuật đọc lướt.
Kỹ thuật đọc lướt:
- Nên dùng bút chì cho việc đọc lướt, đơn giản là dễ tẩy xóa
- Sự kết hợp mắt với các ngón tay di chuyển trong khi đọc là điều cần thiết, tránh mất tập trung
- Nhiều bạn có thói quen dùng cả bàn tay che lại phần đã đọc để giới hạn lại phần cần đọc nhưng hành động này vô tình chỉ làm não chúng ta tập trung vào nghĩa của từ
- Một sai lầm cần tránh trong kỹ thuật đọc lướt là nhiều bạn sử dụng nhiều ký hiệu khác nhau cho từng loại thông tin vì bạn cho rằng mình sẽ tiết kiệm thời gian sau đó. Lấy ví dụ, gạch chân (underline) là thông tin chính trong khi khoanh tròn (circle) ám chỉ thông tin phụ, … Thật ra điều đó chỉ nói lên bạn là một người kỹ tính chứ không giúp ích nhiều khi thời gian không cho phép chưa kể đến việc bạn quên nhớ và lẫn lộn ký hiệu thì càng nguy hiểm
- Không nên nghiện việc highlight quá nhiều thông tin cùng một lúc, thậm chi có bạn chỉ thích highlight cả một câu. Thử nghĩ một đoạn 4 câu mà bạn đã highlight 3 câu thì còn gì là đọc lướt nữa
KHI THÔNG TIN CẦN TÌM LÀ QUAN ĐIỂM, Ý KIẾN, MỤC ĐÍCH
- Đọc lướt từ trên xuống (top-bottom) và từ trái sang phải (left-right) bởi tính logic và có hệ thống của loại thông tin này. Nhiều khi bỏ lỡ một quan điểm là chấp nhận mất điểm tới 2, 3 câu chứ không phải 1
- Tuyệt đối không đọc theo kiểu nửa vời – tức là bạn đọc chưa hết ý thậm chí chưa hết câu đã buông vì thường thì phần đầu của câu là nhắc lại thông tin cũ để kết nối phần trước nhưng phần còn lại là thông tin mới để kết nối với phần sau
KHI THÔNG TIN CẦN TÌM LÀ SỐ, DỮ LIỆU THỐNG KÊ, NGÀY THÁNG
Việc đọc trên xuống, trái phải không còn tác dụng trong những trường hợp như thế này bởi thông tin là đơn nhất, không chứa nội nôi bên trong. Vậy thì đọc như thế nào thì nhanh và hiệu quả? Bạn đọc kiểu gì tùy bạn miễn là đừng để não chúng ta phân tích nội dung và ý nghĩa. Ví dụ với cách đọc trái-phải nhé, từ cuối cùng dòng số 1 là a good … thì tự động não chúng ta xem xét sau đó ắt hẳn là một danh từ và phải như thế cho nên nó hối thúc chúng ta đọc dòng số 2 để có chữ student chẳng hạn. Hai dòng thôi thì không sao nhưng bạn có tưởng tượng một bài đọc gần 10 đoạn thì mất bao nhiêu thời gian trong khi cái ta cần chỉ là một con số.
- MỘT là trái-phải rồi phải-trái
- HAI là trên-xuống rồi dưới-lên
- BA là lấy trung tâm làm điểm tựa rồi tỏa ra bốn phía
- BỐN là hình zigzag
- NĂM là theo hình chữ X – phải dưới lên trái trên (bottom right to top left) rồi phải trên xuống trái dưới (top right to bottom left)
Như vậy là tôi vừa trình bày với các bạn kỹ thuật đọc lướt trong ielts reading. Việc còn lại là các bạn phải hành động, thực hành để làm sao những kỹ thuật đọc lướt trên trở thành của bạn thì mới thật sự hiệu quả lúc làm bài thi được nhé.
Bạn có thể xem thêm các bài viết về phát triển kỹ năng reading tại đây.
Chúc các bạn học tốt và hẹn gặp lại!
Võ Minh Sử - Chủ sáng lập Homeschooling English Center.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét