Bản chất thực của IELTS Listening nằm ở tốc độ (speed) và tính chính xác (accuracy).
Đặc biệt, trong Ielts Listening: nghe về số và đánh vần chữ cái nghiễm nhiên trở thành một đặc ân mà IELTS Listening đã mang lại cho những người đang theo đuổi nó, ví dụ như số điện thoại, giờ giấc, ngày tháng, v.v., đòi hỏi thí sinh phải nắm được và ghi lại chính xác những thông tin này với tốc độ nhanh nhất. Nếu bạn là người mới bắt đầu học IELTS hay đã học một thời gian dài thì việc vừa nghe một dãy số hay ký tự dài vừa phải ghi lại thì đây hẳn là một thử thách không nhỏ. Tại sao? Đơn giản như là bạn đang phân vân không biết ghi đáp án là 13 (thirteen) và 30 (thirty).
Để làm tốt các câu hỏi liên quan đến chữ số trong ielts listening, các bạn cần lưu ý những điểm sau:
1. Khi câu hỏi liên quan đến số điện thoại, các bạn hãy nhớ rằng:
- Số 0 trong dãy số sẽ được phát âm là oh, không phải zero (only American English)
- Nếu có 2 hoặc 3 chữ số giống nhau đứng cạnh nhau, người nói thường đọc thành double hoặc triple. Ví dụ: 66 đọc là double six; 444 đọc là triple four. Đôi khi, chúng được đọc thành từng số một six-six. Không có một qui tắc bất di bất dịch ở đây.
- Một dãy số điện thoại sẽ được chia ra và đọc thành từng nhóm nhỏ. Ví dụ: 112658487 sẽ được đọc là double 1 2 – 658 – 487. Tuy nhiên việc chia theo từng nhóm bao nhiêu số thì tôi cũng xin chịu. Đó chẳng qua chỉ là qui tắc mang tính thói quen cũng giống như việc bạn đọc số điện thoại di động 0909 253 656 hay 090 925 3656
- Nhiều thí sinh bị nhầm lẫn giữa những số như 15 và 50, 17 và 70, v.v.
- Để khắc phục được điều này thì bạn chỉ cần chú ý đến trọng âm (stress) của mỗi chữ số. Ví dụ, số 15 (fifteen) được nhấn ở âm hai (second syllable), trong khi số 50 (fifty) được nhấn ở âm một (first syllable). Ngoài ra, đối với số 15 (fifteen), âm /ti:n/ được kéo dài trong khi âm /ti/ của số 50 (fifty) được phát âm rất nhẹ.
- Khi viết mã vùng (postcode / ZIP code), các bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng mình phải nghe và viết vừa chữ số vừa chữ cái, ví dụ: YO1 7AH. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho các bạn vì có nhiều chữ số và chữ cái có cách phát âm gần giống nhau, chẳng hạn A /ei/, H /eit∫/, và 8 /eit/.
- Một bẫy khác trong ielts listening là bạn sẽ nghe nhiều hơn một ngày, giờ, số điện thoại, v.v. và thường thì số đầu tiên bạn nghe không phải là câu trả lời đúng. Trường hợp rắc rối hơn là khi người nói đã đưa thông tin và sau đó sửa lại (verify) thông tin đã cho. Trong những trường hợp như trên, bạn hãy tập trung vào mạch hội thoại (flow) để biết được câu trả lời nào là chính xác.
2. Đánh vần và viết tên trong ielts listening:
Bên cạnh số, thí sinh buộc phải đánh vần và viết ra tên người hoặc địa danh.
Bạn cần xác định mục tiêu ngay từ đầu là không những phải thuộc 26 chữ cái tiếng Anh, mà còn phải nắm được cách phát âm chính xác của chúng. Nếu cách phát âm của bạn không chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của âm nghe được.
- Đối với những câu hỏi liên quan đến việc đánh vần chữ cái, thí sinh Ielts Việt Nam thường gặp những vấn đề sau:
– Nhầm lẫn giữa ‘J’ và ‘G’, ‘E’ và ‘I’.
– Khó phân biệt giữa ‘A’ và ‘H’, ‘B’ và ‘P’, ‘S’ và ‘X’, ‘M’ và ‘N’ (đôi khi với cả ‘L’)
- Khi câu hỏi yêu cầu các bạn ghi tên người hoặc tên đường, thường người nói sẽ đánh vần những tên riêng ấy cho các bạn. Tuy nhiên, nếu tên riêng ấy là những từ quen thuộc (common names) trong tiếng Anh thì bạn phải tự ghi lấy chứ đề Ielts listening không đọc, ví dụ: Queen Street; Parker.
- Nếu có 2 chữ cái giống nhau đứng cạnh nhau, người nói thường đọc thành double, chẳng hạn như OO đọc là double O.
Qua những chia sẻ trên, ắt hẳn các bạn cũng nhận thấy rằng IELTS Listening không chỉ đơn giản kiểm tra kĩ năng nghe của các bạn mà còn có cả kĩ năng nói và viết. Tuy nhiên, nếu các bạn hiểu được những khó khăn mình thường gặp phải và chú tâm cải thiện những kĩ năng cần thiết thì chắc chắn các bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn ở phần thi. Nếu bạn không muốn tiêu tốn thời gian tự mày mò, muốn chinh phục ielts Listening trong thời gian sớm nhất, Hãy để Homeschooling English Center được đông hành cùng bạn.
“NẾU BẠN MUỐN ĐẾN NƠI BẠN CẦN TỚI, HÃY GẶP NGƯỜI ĐÃ TỚI ĐÓ TRƯỚC BẠN”
Chúc các bạn thành công!
Võ Minh Sử – Sáng lập Homeschooling English Center.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét